Cửa hàng nội thất Việt Hoa, Nội Thất Giá Rẻ Cho Gia Đình, Khách Sạn

Giỏ hàng 0
Liên hệ hỗ trợ
Hotline: 0917.501.080

Ý nghĩa những biểu tượng phong thủy trong nội thất gỗ

Đăng ngày: 05:22 23/11/2021 | 1,027 lượt xem

Nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Dưới bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của những nghệ nhân, từng đường nét, hình vẽ...

Nghệ thuật tạo hình dân gian Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú. Dưới bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của những nghệ nhân, từng đường nét, hình vẽ dần dần được hình thành và được trau chuốt tỉ mỉ tạo nên các công trình, tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật, triết lý và cả văn hóa, phong thủy, tín ngưỡng của người xưa. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, lưu truyền và bảo tồn, các hoa văn nghệ thuật trên đồ gỗ này vẫn được giữ nguyên ý nghĩa và giá trị của mình.

Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

  • Ở Việt Nam, nghệ thuật tạo hình, điêu khắc hoa văn trên gỗ đã xuất hiện từ khá lâu đời. Nó được áp dụng vào mọi mặt của đời sống, từ xây dựng thiết kế nhà ở, đền thờ, đến các đình chùa làng miếu; từ các vật dụng thờ cúng mang tính linh thiêng đến cả những vật dụng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

  • Các hoa văn xuất hiện xuyên suốt theo chiều dài lịch sử của nước ta trong các công trình kiến trúc, điêu khắc mang theo đặc trưng của từng thời kỳ, sau đó dần được biến đổi để phù hợp với giai đoạn tiếp theo.

  • Để trả lời chính xác xuất xứ và thời kỳ xuất hiện của các hoa văn trên đồ gỗ là không dễ dàng. Từ thời tiền sử cách đây khoảng 2500 năm, đã bắt đầu xuất hiện các di vật như trống đồng, đồ tế khí mang theo các hoa văn nghệ thuật miêu tả lại cuộc sống, mong ước và thể hiện tinh thần thượng võ hoàn toàn thuần Việt.

  • Đến thời Lý, Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, các trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo được xây dựng theo kiến trúc Á Đông chứng kiến sự hình thành và phát triển rực rỡ về kiến trúc và chạm khắc trên gỗ. Qua các thời kỳ tiếp theo, văn hóa nghệ thuật ngày càng bị chi phối, ảnh hưởng sâu sắc bởi Phật giáo khiến các hoa văn, họa tiết được đục chạm trên gỗ cũng mang dấu ấn của tôn giáo này.

  • Trải qua thời gian phát triển hàng ngàn năm, điêu khắc gỗ đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với nguồn chất liệu sáng tạo được các nhà điêu khắc khai thác từ cuộc sống hằng ngày, cây cỏ hoa lá, chim muông và các hình tượng khác theo trí tưởng tượng của con người. Các quan niệm triết học, triết lý phương Đông về thiên nhiên, con người cũng được thể hiện súc tích qua các phương pháp tượng hình.

  • Nghệ thuật tạo hình dân gian này đa dạng về phong cách, phong phú về thể loại, giàu có về chất liệu. Mỗi một vùng miền, mỗi một phong cách, chất liệu lại mang theo một nét đẹp độc đáo riêng. Trải qua năm tháng lâu dài của lịch sử, những sáng tạo và tác phẩm ấy vẫn còn lưu giữ trọn vẹn được cái “hồn” mang tính linh thiêng và bề dày lịch sử, chính trị, văn hóa, tư tưởng... Tất cả những điều ấy đã làm nên bản sắc văn hóa dân gian mang đậm nét Việt Nam.

Hoa văn tứ linh

Tranh quạt gỗ tứ linh đẹp

  • Tứ linh tức là 4 linh vật Long Lân Quy Phụng, đại diện cho 4 vị thần ở 4 phương là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước theo văn hóa Trung Quốc. Trong đó, mỗi loài linh vật đều mang trên mình ý nghĩa phong thủy riêng.

  • Tứ linh tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên, đất trời, đại diện cho 4 nguyên tố chính là nước, lửa, đất và gió. Tứ linh được sử dụng và chạm khắc phổ biến trong các công trình kiến trúc, đời sống của người Việt với mong muốn mang đến những điều may mắn, tốt lành, thuận lợi trong cuộc sống cho gia chủ.

Biểu tượng con lân

Biểu tượng kỳ lân

  • Con lân hay kỳ lân là một trong bốn linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông. Đây là sinh vật tưởng tượng báo hiệu điềm lành, tượng trưng cho sự trường thọ, bệ vệ và hạnh phúc, may mắn.

  • Theo quan niệm xưa, kỳ lân xuất hiện đồng nghĩa với sự ra đời của một vị minh quân hay hiền triết liên quan đến sự giàu có cho mọi người. Theo các câu chuyện trong văn học thì hình tượng kỳ lân gắn liền với sự may mắn về đường con cái, hòa hợp gia đình.

Biểu tượng con nghê

Salon gỗ chạm Nghê đỉnh

  • Nghê còn được gọi con Ngao, là động vật thần thoại trong văn hóa Việt Nam được biến thể từ sư tử và chó dữ. Nghê là linh vật bản địa hóa được người Việt sáng tạo và nâng lên tầm ngang hàng với tứ linh với khả năng canh giữ về mặt tinh thần, chống lại tà mà, ác quỷ.

  • Hình tượng linh vật Nghê được chạm trổ khắp các kiến trúc cung đình, làng miếu, cổng làng … đến cả các đồ dùng tế lễ, đồ nội thất để canh giữ mang lại bình an cho gia chủ.

Biểu tượng lưỡng long tranh châu

TIN TỨC LIÊN QUAN

Bài viết mới nhất

Liên hệ

Hotline/Zalo: 0917.501.080 - 0919.644.443

Email: tnghia1989@gmail.com

Website: www.noithatviethoa.com

6+ Mẫu Tủ Áo Mini Đẹp Tiện Lợi Cho Gia Đình

Ngôi nhà nhỏ với các thành viên nhí đáng yêu không chỉ làm bạn vui vẻ mà còn khiến bạn phải đau đầu trong việc sắp xếp quần áo, đồ dùng sao cho gọn...

Đối tác - Khách hàng

Chat hỗ trợ
Chat ngay
Gọi ngay